Đồ dùng tự làm của giáo viên mầm non
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TỰ LÀM CẤP MẦM NON - SỐ 26
GDMN - ĐDDHTL- 27 : BỘ RỐI RAY DẠY KỂ CHUYỆN
GDMN - ĐDDHTL- 27 : BỘ RỐI RAY DẠY KỂ CHUYỆN
Nhóm tác giả: Tổ 3 mẫu giáo bé, mẫu giáo nhỡ
Đơn vị: Trường Mầm non Thị trấn - huyện Tuần Giáo
Tên đồ dùng: Bộ rối ray dạy kể chuyện
Dạy môn: Dạy kể chuyện cho trẻ mầm non
Đơn vị: Trường Mầm non Thị trấn - huyện Tuần Giáo
Tên đồ dùng: Bộ rối ray dạy kể chuyện
Dạy môn: Dạy kể chuyện cho trẻ mầm non
1. Cấu tạo: Gồm 5 phần:
- Các thanh ray, chân chữ A,
- Các ốc vít,
- Dây kéo,
- Các con rối minh họa theo nội dung các câu chuyện (ví dụ truyện cáo, thỏ, gà trống…),
- Các họa tiết phụ như: thảm cỏ, thảm hoa, tranh nền.
2. Vật liệu: Thanh sắt, gỗ, bìa cứng, giấy đề can, dụng cụ cắt tỉa, đinh vít, băng dính.
3. Quy trình làm bộ rối ray
- Thanh ray: dùng những thanh sắt đã qua sử dụng cưa từng đoạn bằng nhau sau đó sơn lại chống han, dùng đinh vít vào 2 thanh gỗ tạo thành đường ray.
- Chân chữ A: Tận dụng những thanh gỗ vụn, dùng đinh đóng lại thành chân chữ A sau đó lắp bánh xe cho chạy theo thanh ray.
- Các con rối: Vẽ hình các con rối minh họa theo nội dung các câu chuyện sau đó dùng đề can pha màu tạo thành các họa tiết phù hợp với màu sắc và tính cách từng nhân vật, cắt hình các con rối ốp vào bìa cứng để con rối đứng được sau đó dùng băng dính dính con rối vào chân chữ A.
- Dây kéo: Tận dụng dây dèm đã qua sử dụng, luồn dây vào các thanh ray và chân chữ A để kéo cho con rối chạy.
4. Ứng dụng
Bộ đồ dùng dạy học rối ray kể chuyện được sử dụng chủ yếu trong các giờ hoạt động học nhằm khai thác kiến thức mới hay các giờ ôn tập củng cố, giáo viên có thể sử dụng linh hoạt, cho trẻ xem các hình ảnh minh họa, cho trẻ sử dụng kết hợp với kể chuyện cùng cô hay kể chuyện sáng tạo.
Thông qua đồ dùng này giúp cho trẻ được làm quen với các nhân vật, một số đặc điểm tính cách của các nhân vật, thích tìm tòi khám phá qua đó thu hút được sự chú ý của trẻ./.
- Các thanh ray, chân chữ A,
- Các ốc vít,
- Dây kéo,
- Các con rối minh họa theo nội dung các câu chuyện (ví dụ truyện cáo, thỏ, gà trống…),
- Các họa tiết phụ như: thảm cỏ, thảm hoa, tranh nền.
2. Vật liệu: Thanh sắt, gỗ, bìa cứng, giấy đề can, dụng cụ cắt tỉa, đinh vít, băng dính.
3. Quy trình làm bộ rối ray
- Thanh ray: dùng những thanh sắt đã qua sử dụng cưa từng đoạn bằng nhau sau đó sơn lại chống han, dùng đinh vít vào 2 thanh gỗ tạo thành đường ray.
- Chân chữ A: Tận dụng những thanh gỗ vụn, dùng đinh đóng lại thành chân chữ A sau đó lắp bánh xe cho chạy theo thanh ray.
- Các con rối: Vẽ hình các con rối minh họa theo nội dung các câu chuyện sau đó dùng đề can pha màu tạo thành các họa tiết phù hợp với màu sắc và tính cách từng nhân vật, cắt hình các con rối ốp vào bìa cứng để con rối đứng được sau đó dùng băng dính dính con rối vào chân chữ A.
- Dây kéo: Tận dụng dây dèm đã qua sử dụng, luồn dây vào các thanh ray và chân chữ A để kéo cho con rối chạy.
4. Ứng dụng
Bộ đồ dùng dạy học rối ray kể chuyện được sử dụng chủ yếu trong các giờ hoạt động học nhằm khai thác kiến thức mới hay các giờ ôn tập củng cố, giáo viên có thể sử dụng linh hoạt, cho trẻ xem các hình ảnh minh họa, cho trẻ sử dụng kết hợp với kể chuyện cùng cô hay kể chuyện sáng tạo.
Thông qua đồ dùng này giúp cho trẻ được làm quen với các nhân vật, một số đặc điểm tính cách của các nhân vật, thích tìm tòi khám phá qua đó thu hút được sự chú ý của trẻ./.
Biên tập và giới thiệu: Phòng Giáo dục mầm non