Đồ dùng dạy học tiểu học mô hình an toàn giao thông
- Tác giả: Tập thể giáo viên
- Đơn vị: Trường TH Số 2 Thị trấn Tuần Giáo, huyện Tuần Giáo
- Tên đồ dùng: Mô hình An toàn giao thông
- Dạy môn: Tự nhiên Xã hội
- Đồ dùng đạt giải ba cấp tỉnh năm học 2012 - 2013
I. Thông tin chung
Để tham gia tốt an toàn giao thông thì đòi hỏi tất cả mọi người phải nắm vững Luật lệ giao thông, phải nắm được nội dung của mỗi biển báo nói gì? Đường nào dành cho người đi bộ? Khi nào thì các phương tiện giao thông dừng lại, khi nào được phép đi? Làn đường nào dành cho người đi bộ qua đường? Nhưng hiện nay, trên địa bàn huyện Tuần giáo, chưa có làn đường dành cho người đi bộ qua đường, chưa có cột đèn báo hiệu đi hay dừng khi các phương tiện tham gia giao thông. Nên đa số mọi người chưa nắm chắc được Luật giao thông. Đặc biệt là các em học sinh Tiểu học.
Để gây hứng thú cho học sinh học tập tiếp thu những kiến thức mới cũng như thực hành về "An toàn giao thông" ngoài những trang thiết bị do Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp, chúng tôi muốn các em hăng say tìm tòi những kiến thức cơ bản của bài học một cách chủ động thông qua phương pháp giảng dạy của giáo viên và việc vận dụng hợp lí đồ dùng dạy học trên lớp.
Với ý tưởng làm mô hình “ Một số biển báo giao thông” và mô hình "An toàn giao thông" thuận tiện cho việc thể hiện nút giao thông, thông qua đèn tín hiệu cũng như mọi phương tiện tham gia giao thông sao cho đúng luật.
Đặc biệt ở mô hình này chúng tôi mô phỏng một thành phố, thị xã Tuần Giáo trong "tương lai" có sử dụng hệ thống đèn tín hiệu giao thông với các làn xe chạy; ở phần này chúng tôi thiết kế phần động, các phương tiện tham gia giao thông đều chuyển động theo đèn tín hiệu và các làn dường dành cho người đi bộ
II. Công dụng chức năng của thiết bị
- Mô hình “Một số biển báo giao thông” với đặc điểm tiện lợi và dễ sử dụng, phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học. Thiết bị được sử dụng hiệu quả trong việc dạy học môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 như bài 19: Đường giao thông. Ngoài ra thiết bị còn được sử dụng trong các chương trình ngoại khóa về An toàn giao thông cho học sinh Tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5.
- Dùng dạy môn tự nhiên xã hội lớp 1, 2, 3.
- Dạy môn đạo đức lớp 1, 2, 3.
- Dạy hoạt động ngoài giờ lên lớp giáo dục an toàn giao thông cho HS toàn trường.
III. Quy trình thiết kếTBDH tự làm
1. Cấu tạo
1.1 Biển báo giao thông
- Hoạt động dựa trên việc kết hợp 3 loại biền báo giao thông cố định với các chỉ dẫn trên biển báo. Thiết bị gồm những chi tiết sau:
- 1 giá treo biển
- 3 biển báo giao thông
- Các chỉ dẫn giao thông màu đen và trắng
- Nguyên vật liệu: Sắt, tôn, xốp cứng, giấy đề can.
1.2. Mô hình An toàn giao thông
Phần tĩnh: Được thiết kế ở các góc của đô thị, bao gồm:
- 1 ngã tư nơi giao nhau của 4 hướng giao thông, có giải phân cách cứng, có đường dành riêng cho người đi bộ...
- Nhà cao tầng, nơi vui chơi thể thao, vườn thú...
- 4 cụm đèn tín hiệu giao thông (dùng điện điều khiển bằng tay)
- Các bóng điện cao áp luôn sáng.
Phần động: 4 ô tô tham gia giao thông (chạy theo tín hiệu đèn giao thông)
2. Cách làm.
2.1 Biển báo
Dùng sắt, tôn làm giá treo. Gắn nam châm cố định vào giá. Cắt tôn thành hình tròn và tam giác và dán giấy đề can để làm biển báo. Mô phỏng các chỉ dẫn trên biển báo và cắt bằng xốp cứng rồi dán nam châm cố định.
2.2. Mô hình
Dùng gỗ để tạo mặt phẳng, dán giấy đề can tạo các làn đường, dùng dây đèn nhấp nháy để làm đèn vàng, xanh, đỏ và các bóng đèn đường trang trí, dùng 2 mô tơ nhỏ để tạo xe chạy, dùng các dây điện nhỏ để nối các bóng đèn giúp cho đèn sáng.
Điều khiển bằng tay để các bóng đèn sáng đồng thời các làn xe chuyển động theo tín hiệu đèn.
Phần tĩnh: Được thiết kế ở các góc của đô thị, bao gồm:
- 1 ngã tư nơi giao nhau của 4 hướng giao thông, có giải phân cách cứng, có đường dành riêng cho người đi bộ...
- Nhà cao tầng, nơi vui chơi thể thao, vườn thú...
- 4 cụm đèn tín hiệu giao thông (dùng điện điều khiển bằng tay)
- Các bóng điện cao áp luôn sáng.
Phần động: 4 ô tô tham gia giao thông (chạy theo tín hiệu đèn giao thông)
2. Cách làm.
2.1 Biển báo
Dùng sắt, tôn làm giá treo. Gắn nam châm cố định vào giá. Cắt tôn thành hình tròn và tam giác và dán giấy đề can để làm biển báo. Mô phỏng các chỉ dẫn trên biển báo và cắt bằng xốp cứng rồi dán nam châm cố định.
2.2. Mô hình
Dùng gỗ để tạo mặt phẳng, dán giấy đề can tạo các làn đường, dùng dây đèn nhấp nháy để làm đèn vàng, xanh, đỏ và các bóng đèn đường trang trí, dùng 2 mô tơ nhỏ để tạo xe chạy, dùng các dây điện nhỏ để nối các bóng đèn giúp cho đèn sáng.
Điều khiển bằng tay để các bóng đèn sáng đồng thời các làn xe chuyển động theo tín hiệu đèn.
IV. Hướng dẫn khai thác và sử dụng
1. Biển báo giao thông gồm có 3 loại chính:
Biển báo cấm: Hình tròn, viền đỏ, nền trắng, hình vẽ màu đen
Biển báo nguy hiểm: Hình tam giác, viền đỏ, nền vàng, hình vẽ màu đen
Biển hiệu lệnh: Hình tròn, nền xanh, hình vẽ màu trắng.
Gắn biển báo vào giá treo, lựa chọn chỉ dẫn phù hợp gắn lên biển báo.
Giáo viên lựa chọn hình vẽ và biển báo thích hợp để giới thiệu với học sinh.
2. Mô hình
- Khi dạy các bài học về an toàn giao thông của môn Tự nhiên xã hội, Đạo đức của lớp 1, 2, 3 và các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp cho tất cả học sinh. Chúng ta đưa mô hình ra để học sinh quan sát, trao đổi. Sau đó yêu cầu học sinh nhận xét về cách tham gia giao thông của xe ô tô, xe mô tô, người đi bộ. Yêu cầu học sinh giải vì sao đúng, vì sao sai? Dựa vào đâu mà các em biết được xe, người tham gia giao thông đúng? Từ đó các em rút ra được bài học cho bản thân khi các em tham gia giao thông có các đèn điều khiển giao thông.
- Từ mô hình trên, các em sẽ vận dụng vào thực tế khi tham gia giao thông trên đường quốc lộ một cách dễ dàng và an toàn.
- Cắm điện và điều khiển bằng tay giúp cho xe chạy theo các đèn điều khiển giao thông (đèn xanh xe chuyển động theo các làn đường và đèn đỏ thì dừng lại)
- Đèn điều khiển giao thông tại ngã tư: điều khiển bằng tay.
- Ô tô chạy bằng điện
V. Những điểm cần lưu ý khi bảo quản sử dụng
- Bộ đồ dùng An toàn giao thông được bền, đẹp, có chất lượng trong giảng dạy, dạy được nhiều môn, có giá trị thực tiễn cao. Tiện lợi cho giáo viên khi dạy.
- Làm hấp dẫn, lôi cuốn, gây hứng thú trong học tập, kích thích tính tò mò ham hiểu biết của học sinh.
- Trong quá trình dạy giáo viên cần chú ý khi lắp ráp các biển báo cho phù hợp, thẩm mỹ.
- Khi sử dụng mô hình giáo viên cần điều khiển các bóng đèn điều khiển giao thông sao cho phù hợp và các phương tiện giao thông chạy đúng làn đường quy định./.
1. Biển báo giao thông gồm có 3 loại chính:
Biển báo cấm: Hình tròn, viền đỏ, nền trắng, hình vẽ màu đen
Biển báo nguy hiểm: Hình tam giác, viền đỏ, nền vàng, hình vẽ màu đen
Biển hiệu lệnh: Hình tròn, nền xanh, hình vẽ màu trắng.
Gắn biển báo vào giá treo, lựa chọn chỉ dẫn phù hợp gắn lên biển báo.
Giáo viên lựa chọn hình vẽ và biển báo thích hợp để giới thiệu với học sinh.
2. Mô hình
- Khi dạy các bài học về an toàn giao thông của môn Tự nhiên xã hội, Đạo đức của lớp 1, 2, 3 và các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp cho tất cả học sinh. Chúng ta đưa mô hình ra để học sinh quan sát, trao đổi. Sau đó yêu cầu học sinh nhận xét về cách tham gia giao thông của xe ô tô, xe mô tô, người đi bộ. Yêu cầu học sinh giải vì sao đúng, vì sao sai? Dựa vào đâu mà các em biết được xe, người tham gia giao thông đúng? Từ đó các em rút ra được bài học cho bản thân khi các em tham gia giao thông có các đèn điều khiển giao thông.
- Từ mô hình trên, các em sẽ vận dụng vào thực tế khi tham gia giao thông trên đường quốc lộ một cách dễ dàng và an toàn.
- Cắm điện và điều khiển bằng tay giúp cho xe chạy theo các đèn điều khiển giao thông (đèn xanh xe chuyển động theo các làn đường và đèn đỏ thì dừng lại)
- Đèn điều khiển giao thông tại ngã tư: điều khiển bằng tay.
- Ô tô chạy bằng điện
V. Những điểm cần lưu ý khi bảo quản sử dụng
- Bộ đồ dùng An toàn giao thông được bền, đẹp, có chất lượng trong giảng dạy, dạy được nhiều môn, có giá trị thực tiễn cao. Tiện lợi cho giáo viên khi dạy.
- Làm hấp dẫn, lôi cuốn, gây hứng thú trong học tập, kích thích tính tò mò ham hiểu biết của học sinh.
- Trong quá trình dạy giáo viên cần chú ý khi lắp ráp các biển báo cho phù hợp, thẩm mỹ.
- Khi sử dụng mô hình giáo viên cần điều khiển các bóng đèn điều khiển giao thông sao cho phù hợp và các phương tiện giao thông chạy đúng làn đường quy định./.
Biên tập: thiết bị giáo dục mầm non tiểu học