Hiểu biết về sự phát triển phù hợp: Thứ tự sinh
Những năm học mẫu giáo là khoảng thời gian trẻ đưa ra nhiều quyết định về bản thân mình và những người khác, điều này sẽ có ảnh hưởng đến toàn bộ phần đời sau này của trẻ. Trẻ tự hỏi chính mình: "Con phải làm gì để tìm ra vị trí và tầm quan trọng của mình trong gia đình, nhất là với những người anh chị em của con?", "Con đã đủ tốt chưa - hay con phải tiếp tục nỗ lực cố gắng hơn nữa - hay con nên từ bỏ đây?". Trẻ ở độ tuổi mẫu giáo sẽ mang theo những câu trả lời cho những câu hỏi đó vào thế giới xung quanh mình, trẻ sẽ thực hành những gì mà trẻ đang học được, và đưa ra những quyết định trong quá trình khám phá các mối quan hệ xã hội.
Về tầm ảnh hưởng của thứ tự sinh tới sự phát triển dưới góc độ văn hoá, mỗi trẻ hình thành nên các kinh nghiệm ngay từ nơi mà trẻ được sinh ra. Trước nay người ta cho rằng mỗi trẻ được sinh ra trong một gia đình khác nhau, bởi vì khi một đứa trẻ được sinh ra, mỗi thành viên trong gia đình phải thay đổi không gian sống nhường cho thành viên mới này. Những bậc làm cha mẹ lần đầu sẽ rất lo lắng cho kỳ sinh nở đầu tiên, họ cũng rất lo lắng mỗi lần em bé nấc, và dĩ nhiên không giống với những bố mẹ đã sinh con lần 2 hay 3. Nhưng đến thời điểm những em bé khác được sinh ra, những bậc cha mẹ này đã biết làm thế nào để thay tã lót cho con, họ không còn bị bỡ ngỡ với những tiếng khóc thét lên trong đêm, và cũng ít bị kích động bởi sự nổi giận của đứa trẻ - thành viên mới. Mỗi đứa trẻ đều sẽ trải qua những thay đổi trong gia đình theo một cách khác nhau, và hầu hết sẽ bắt đầu thể hiện những đặc điểm về thứ tự được sinh ra trong gia đình khi mà trẻ bắt đầu có ý thức.
Hãy nhớ rằng thứ tự sinh quan trọng hơn nhiều so với một vấn đề bình thường khác, sẽ có rất nhiều khác biệt đối với các hành vi liên quan đến thứ tự sinh của mỗi đứa trẻ. Ví dụ bé trai lớn nhất (hay bé gái lớn nhất) sẽ có một trải nghiệm riêng khi được sinh ra đầu tiên, bởi vì chúng là lớn nhất khi so về giới. Tóm lại, mặc dù thứ tự sinh của mỗi trẻ không phải là yếu tố quyết định cho những triển vọng của trẻ, nhưng trẻ được ở vị trí trong thứ tự sinh càng lâu thì càng có khả năng phát triển mạnh những đặc điểm riêng của vị trí đó.
Thứ tự sinh tạo ra cho trẻ những đặc điểm chung, thường được liên kết và đi kèm với nhau. Nhưng cũng cần phải nhấn mạnh rằng thứ tự sinh không đồng nghĩa với bất cứ một đặc điểm nào, hay tạo nên bất kỳ sức mạnh diệu kỳ nào. Và hãy nhớ rằng chẳng có thứ tự sinh nào hoàn toàn có ưu điểm hay nhược điểm hơn thứ tự khác (theo như Jane Griffith, "mỗi vị trí đều có cả ưu điểm và nhược điểm."). Thứ tự sinh cung cấp sợi dây liên quan đến thế giới, cho biết chúng ta được sinh ra trong một vị trí có đặc điểm riêng. Đây đơn giản là một phương thức để bước vào thế giới của một đứa trẻ, cung cấp thêm những hướng dẫn để chọn lựa ra điều gì có thể phát triển hành vi của trẻ và đưa ra những lựa chọn sáng suốt cho cuộc đời.
Hiểu về thứ tự sinh của trẻ có thể cung cấp thêm cho bạn những lời khuyên về những trải nghiệm mà bé cần có để phát triển tốt hơn, hay những trải nghiệm không hữu ích nhiều, hoặc có thể gây cản trở.
Biểu đồ thứ tự sinh và những đặc điểm chung
Hiểu về thứ tự sinh của trẻ có thể cung cấp thêm cho bạn những lời khuyên về những trải nghiệm mà bé cần có để phát triển tốt hơn, hay những trải nghiệm không hữu ích nhiều, hoặc có thể gây cản trở.
Biểu đồ thứ tự sinh và những đặc điểm chung
Thứ tự sinh | Khẩu hiệu | Những thuận lợi (Ưu điểm) | Những khó khăn (nhược điểm) | Lời khuyên |
Duy nhất | Tôi, chính tôi và tôi |
Độc lập
Tự lực
Có trách nhiệm
|
Thỉnh thoảng cô đơn
Có thể có rắc rối liên quan đến bạn bè
Bị báo động quá mức bởi xung đột |
Tạo ra thêm thời gian chơi với bạn bè
Đưa ra cam kết trong các hoạt động chơi cùng nhóm
Đưa ra mô hình / sự thực hành giải quyết vấn đề |
Đầu tiên | Tôi đầu tiên |
Có trách nhiệm
Người đạt thành tích cao
Đảm nhận / lãnh đạo |
Người cầu toàn
Sợ mắc lỗi
|
Giảm bớt những hi vọng và áp lực
Tạo ra mô hình chấp nhận sự không hoàn hảo (của bạn và của trẻ)
Giới hạn tính chịu trách nhiệm |
Thứ 2 | Tôi cũng vậy |
Người chơi có tinh thần đồng đội
Có tính chất đổi mới
Người quan sát tốt |
Hiếm khi cảm thấy “đủ tốt rồi”
Có những so sánh không thay đổi
Đi theo/dựa dẫm người anh |
Đối xử với mỗi trẻ như điều duy nhất
(và chụp những bức ảnh)
Tránh so sánh
Khuyến khích vai trò lãnh đạo |
Ở giữa | Còn tôi thì sao? |
Các kỹ năng xã hội thành đạt
Đồng cảm
Luôn công bằng
Có thể trở nên nổi loạn khi có hoặc không có nguyên nhân hoặc có thể rất dễ tính |
Cảm thấy thiếu thốn (từ việc so sánh)
Dễ bị tổn thương bởi những ảnh hưởng phi lý từ bạn bè
Chứng minh giá trị qua thi đấu |
Giúp trẻ nhận ra những cá tính riêng
Nuôi dưỡng sự liên quan/ đóng góp của gia đình
Hướng vào tính cạnh tranh trong các môn thể thao đồng đội
|
Em bé út | Hãy chăm sóc tôi |
Đáng yêu
Vui tươi và/hoặc hài hước
Dễ tính |
Dễ bị lôi kéo
Làm theo quyết định của người khác
Không cảm thấy được đưa ra ý kiến |
Làm dạy lên những hi vọng
Tạo ra những cơ hội được lãnh đạo
Hỏi ý kiến/ ý tưởng |
Để cho tôi đi nào |
Mạnh mẽ
Trung tâm
Người đạt thành tích cao |
Liều lĩnh
Lờ đi sự cần thiết của người khác
Dẫn đường |
Lập ra những ranh giới
Khuyến khích làm việc đồng đội
Tạo ra mô hình quản lý tâp trung |
Trẻ sinh đầu tiên
Trẻ sinh ra đầu tiên phải gánh vác trách nhiệm của người tiên phong. Quan điểm của trẻ trong thế giới được tóm tắt trong khẩu hiệu, "Tôi là đầu tiên!" với tất cả những lợi ích và gánh nặng mà trẻ sẽ đều tham gia. Trẻ sinh đầu tiên được coi như một người khám phá, vì trẻ đóng một vai trò thay đổi: làm thay đổi một cặp vợ chồng, những người anh chị em của bố mẹ như các bác, các chú, các cô, các dì, và dĩ nhiên là cả ông bà nữa. Được sinh ra trong một thế giới chỉ có người lớn, đứa trẻ đầu tiên có thể sẽ học ngôn ngữ từ rất sớm, thường sớm phát âm được rõ ràng (mà không cần ai xung quanh ngắt lời hay phiên dịch giúp). Trẻ được sinh đầu tiên cũng có được nhiều đặc quyền khác - những người lớn cũng sẽ đặt nhiều hi vọng vào chúng. Trẻ được sinh ra đầu tiên cũng sẽ có những điều đầu tiên được làm trong gia đình: từ tiệc tổ chức sinh nhật đầu tiên đến cái răng bị gãy đầu tiên, cơn sốt đầu tiên của trẻ vào nửa đêm, và tiếng khóc thét lên đầu tiên, hay là người đầu tiên được giáo dục, người đầu tiên được học bơi, người đầu tiên mang về nhà một giải thưởng. Tất cả những việc này làm cho trẻ thấy rằng bản thân mình phải có trách nhiệm. Điều này cũng dễ dẫn tới những trẻ sinh ra đầu tiên trở thành người cầu toàn, thường gắng sức tìm tòi để làm những điều "hoàn toàn đúng". Một vài trẻ tìm thấy thành công - những điều tuyệt vời, và trở thành những nguời có thành tích nổi bật; trong khi đó có những trẻ khác cảm thấy phải chịu quá nhiều sức ép để sống theo những kỳ vọng của người lớn, những điều mà trẻ nên từ bỏ hoặc thoát ra khỏi, nếu như chúng không thể trở thành tốt nhất.
Trẻ sinh ra đầu tiên phải gánh vác trách nhiệm của người tiên phong. Quan điểm của trẻ trong thế giới được tóm tắt trong khẩu hiệu, "Tôi là đầu tiên!" với tất cả những lợi ích và gánh nặng mà trẻ sẽ đều tham gia. Trẻ sinh đầu tiên được coi như một người khám phá, vì trẻ đóng một vai trò thay đổi: làm thay đổi một cặp vợ chồng, những người anh chị em của bố mẹ như các bác, các chú, các cô, các dì, và dĩ nhiên là cả ông bà nữa. Được sinh ra trong một thế giới chỉ có người lớn, đứa trẻ đầu tiên có thể sẽ học ngôn ngữ từ rất sớm, thường sớm phát âm được rõ ràng (mà không cần ai xung quanh ngắt lời hay phiên dịch giúp). Trẻ được sinh đầu tiên cũng có được nhiều đặc quyền khác - những người lớn cũng sẽ đặt nhiều hi vọng vào chúng. Trẻ được sinh ra đầu tiên cũng sẽ có những điều đầu tiên được làm trong gia đình: từ tiệc tổ chức sinh nhật đầu tiên đến cái răng bị gãy đầu tiên, cơn sốt đầu tiên của trẻ vào nửa đêm, và tiếng khóc thét lên đầu tiên, hay là người đầu tiên được giáo dục, người đầu tiên được học bơi, người đầu tiên mang về nhà một giải thưởng. Tất cả những việc này làm cho trẻ thấy rằng bản thân mình phải có trách nhiệm. Điều này cũng dễ dẫn tới những trẻ sinh ra đầu tiên trở thành người cầu toàn, thường gắng sức tìm tòi để làm những điều "hoàn toàn đúng". Một vài trẻ tìm thấy thành công - những điều tuyệt vời, và trở thành những nguời có thành tích nổi bật; trong khi đó có những trẻ khác cảm thấy phải chịu quá nhiều sức ép để sống theo những kỳ vọng của người lớn, những điều mà trẻ nên từ bỏ hoặc thoát ra khỏi, nếu như chúng không thể trở thành tốt nhất.
Trẻ duy nhất
Nếu như không còn thêm đứa trẻ nào xuất hiện trong gia đình thì đứa trẻ đầu tiên là đứa trẻ duy nhất và sẽ không gặp phải nhiều khó khăn. Chúng lớn lên trong môi trường trung tâm của người lớn, trẻ được dạy dỗ để phát triển hết khả năng của mình. Câu khẩu hiệu "Tôi, chính tôi và tôi" sẽ luôn luôn ở trong đầu khi trẻ thực hiện cuộc hành trình của mình, một cuộc trải nghiệm vui vẻ và chỉ có riêng mình. Trẻ duy nhất sẽ nhận được toàn bộ tình yêu và sự quan tâm của bố mẹ mà không cần phải chia sẻ cho bất kỳ ai. Mặt khác, không có ai chia sẻ sẽ cảm thấy rất cô đơn - một cảm giác chung đối với đặc điểm riêng của trẻ duy nhất. Trẻ cũng có thể cảm thấy thoải mái hơn so với những trẻ khác về "thời gian cô đơn" của mình, và thường dễ đồng cảm với người lớn hơn là với bạn bè cùng trang lứa.
Nếu như không còn thêm đứa trẻ nào xuất hiện trong gia đình thì đứa trẻ đầu tiên là đứa trẻ duy nhất và sẽ không gặp phải nhiều khó khăn. Chúng lớn lên trong môi trường trung tâm của người lớn, trẻ được dạy dỗ để phát triển hết khả năng của mình. Câu khẩu hiệu "Tôi, chính tôi và tôi" sẽ luôn luôn ở trong đầu khi trẻ thực hiện cuộc hành trình của mình, một cuộc trải nghiệm vui vẻ và chỉ có riêng mình. Trẻ duy nhất sẽ nhận được toàn bộ tình yêu và sự quan tâm của bố mẹ mà không cần phải chia sẻ cho bất kỳ ai. Mặt khác, không có ai chia sẻ sẽ cảm thấy rất cô đơn - một cảm giác chung đối với đặc điểm riêng của trẻ duy nhất. Trẻ cũng có thể cảm thấy thoải mái hơn so với những trẻ khác về "thời gian cô đơn" của mình, và thường dễ đồng cảm với người lớn hơn là với bạn bè cùng trang lứa.
Trẻ sinh thứ 2
Đứa trẻ thứ hai được sinh ra rất muốn cùng hoà chung sự tiến bộ với người anh (người chị) - người đã đi trước, lớn hơn, có nhiều kỹ năng hơn, và có lợi thế phát triển hơn. Chẳng có gì ngạc nhiên khi một trong những giai đoạn mà trẻ thích nhất sẽ tương tự như câu khẩu hiệu của trẻ: "Tôi cũng vậy". Vị trí sinh của trẻ sinh thứ 2 có thể là tạm thời (trẻ có thể trở thành trẻ ở giữa) hay là kéo dài suốt cuộc đời (trẻ có thể là bé nhất), hoặc là nếu có một vài trẻ sinh ra sau nữa, thì vị trí sinh thứ 2 của trẻ có thể là mãi mãi. Vì là đứa trẻ sinh thứ 2, "Tôi là ai" thường là quá trình của loại trừ - trẻ lựa chọn vai trò và sở thích mà những người khác không có. Nếu như trẻ đầu tiên là ngôi sao thể thao, thì trẻ thứ 2 có thể cũng có nhiều giải thưởng, nhưng sẽ trong một lĩnh vực khác - như là âm nhạc, khiêu vũ, cưỡi ngựa....Trẻ sinh thứ 2 và trẻ ở giữa thường có cùng những trải nghiệm giống nhau, thường cảm thấy bị lu mờ bởi những anh chị trên mình. Thống kê cho thấy rằng trẻ sinh thứ 2 và trẻ ở giữa thường được chụp ít ảnh nhất so với các anh chị em trong gia đình.
Đứa trẻ thứ hai được sinh ra rất muốn cùng hoà chung sự tiến bộ với người anh (người chị) - người đã đi trước, lớn hơn, có nhiều kỹ năng hơn, và có lợi thế phát triển hơn. Chẳng có gì ngạc nhiên khi một trong những giai đoạn mà trẻ thích nhất sẽ tương tự như câu khẩu hiệu của trẻ: "Tôi cũng vậy". Vị trí sinh của trẻ sinh thứ 2 có thể là tạm thời (trẻ có thể trở thành trẻ ở giữa) hay là kéo dài suốt cuộc đời (trẻ có thể là bé nhất), hoặc là nếu có một vài trẻ sinh ra sau nữa, thì vị trí sinh thứ 2 của trẻ có thể là mãi mãi. Vì là đứa trẻ sinh thứ 2, "Tôi là ai" thường là quá trình của loại trừ - trẻ lựa chọn vai trò và sở thích mà những người khác không có. Nếu như trẻ đầu tiên là ngôi sao thể thao, thì trẻ thứ 2 có thể cũng có nhiều giải thưởng, nhưng sẽ trong một lĩnh vực khác - như là âm nhạc, khiêu vũ, cưỡi ngựa....Trẻ sinh thứ 2 và trẻ ở giữa thường có cùng những trải nghiệm giống nhau, thường cảm thấy bị lu mờ bởi những anh chị trên mình. Thống kê cho thấy rằng trẻ sinh thứ 2 và trẻ ở giữa thường được chụp ít ảnh nhất so với các anh chị em trong gia đình.
Trẻ ở giữa
Nếu trẻ sinh thứ 2 bị đẩy thành vị trí sinh ở giữa bởi một thành viên mới đến, thì trẻ có thể thay đổi khẩu hiệu của mình thành, "Còn tôi thì sao". Vị trí ở giữa có thể là một điểm không thoải mái, với những áp lực từ vị trí trên và vị trí dưới. Trẻ ở giữa không có những đặc quyền của trẻ đầu tiên và cũng mất đi lợi ích của một em bé (trẻ ở giữa từng có thời gian được hưởng hạnh phúc đó). Với áp lực từ người anh/chị có nhiều khả năng vượt trội hơn phía trên và một đứa em dễ thương, có nhiều đòi hỏi hơn phía dưới, thì đôi khi trẻ ở giữa cảm thấy mình bị đối xử không công bằng, không được quan tâm, hay không có được những gì giá trị. Bởi vì thỉnh thoảng trẻ cảm thấy mất đi những động lực trong gia đình, và trẻ thường tìm kiếm những người bạn hay người anh chị em để ủng hộ hay động viên, lợi ích của điều đó là trẻ có thể phát triển được những khả năng xã hội vượi trội. Trẻ ở giữa cũng có những triển vọng của riêng chúng về việc học hành để noi theo những người anh chị của mình, và một tinh thần thoải mái, cởi mở để có thể nhìn vào cả 2 mặt của một vấn đề.
Nếu trẻ sinh thứ 2 bị đẩy thành vị trí sinh ở giữa bởi một thành viên mới đến, thì trẻ có thể thay đổi khẩu hiệu của mình thành, "Còn tôi thì sao". Vị trí ở giữa có thể là một điểm không thoải mái, với những áp lực từ vị trí trên và vị trí dưới. Trẻ ở giữa không có những đặc quyền của trẻ đầu tiên và cũng mất đi lợi ích của một em bé (trẻ ở giữa từng có thời gian được hưởng hạnh phúc đó). Với áp lực từ người anh/chị có nhiều khả năng vượt trội hơn phía trên và một đứa em dễ thương, có nhiều đòi hỏi hơn phía dưới, thì đôi khi trẻ ở giữa cảm thấy mình bị đối xử không công bằng, không được quan tâm, hay không có được những gì giá trị. Bởi vì thỉnh thoảng trẻ cảm thấy mất đi những động lực trong gia đình, và trẻ thường tìm kiếm những người bạn hay người anh chị em để ủng hộ hay động viên, lợi ích của điều đó là trẻ có thể phát triển được những khả năng xã hội vượi trội. Trẻ ở giữa cũng có những triển vọng của riêng chúng về việc học hành để noi theo những người anh chị của mình, và một tinh thần thoải mái, cởi mở để có thể nhìn vào cả 2 mặt của một vấn đề.
Em bé út
Khi thành viên cuối cùng của gia đình xuất hiện, xung quanh toàn là những người anh chị, những thành viên có tài năng hơn, trẻ có thể đơn giản chỉ thầm lặng và sống theo khẩu hiệu "Hãy chăm sóc tôi". Trẻ có thể sẽ sớm nhận thấy rằng mọi quy luật sẽ được nới lỏng ra đối với trẻ. Cha mẹ đều biết rằng trẻ là em bé cuối cùng và hơi khó chỉ bảo. Trẻ có thể là một người con hài hước và nổi bật với những kỹ năng xã hội tuyệt vời. Trẻ biết làm thế nào để hoà hợp trong một nhóm - bởi vì trẻ đã và đang làm điều đó trong suốt cuộc đời. Khi trẻ còn là một em bé, trẻ sẽ hầu như không bị đặt kỳ vọng. Đừng có hiểu nhầm khi cho rằng một trải nghiệm về thế giới như vậy sẽ dẫn đến thái độ, "Hãy chăm sóc tôi" như là một nhược điểm nghiêm trọng. Một người dễ thương, đáng yêu và hấp dẫn (tất cả đều rất đáng yêu) có thể sẽ học được cách áp dụng những điều đáng yêu này để làm cho người khác nghe theo ý của mình, đó chính là sự khéo léo. Khi em bé khóc, tất cả mọi người thường cùng chạy đến - đây không phải luôn là điều hay cho cả người chạy đến lẫn em bé.
Khi thành viên cuối cùng của gia đình xuất hiện, xung quanh toàn là những người anh chị, những thành viên có tài năng hơn, trẻ có thể đơn giản chỉ thầm lặng và sống theo khẩu hiệu "Hãy chăm sóc tôi". Trẻ có thể sẽ sớm nhận thấy rằng mọi quy luật sẽ được nới lỏng ra đối với trẻ. Cha mẹ đều biết rằng trẻ là em bé cuối cùng và hơi khó chỉ bảo. Trẻ có thể là một người con hài hước và nổi bật với những kỹ năng xã hội tuyệt vời. Trẻ biết làm thế nào để hoà hợp trong một nhóm - bởi vì trẻ đã và đang làm điều đó trong suốt cuộc đời. Khi trẻ còn là một em bé, trẻ sẽ hầu như không bị đặt kỳ vọng. Đừng có hiểu nhầm khi cho rằng một trải nghiệm về thế giới như vậy sẽ dẫn đến thái độ, "Hãy chăm sóc tôi" như là một nhược điểm nghiêm trọng. Một người dễ thương, đáng yêu và hấp dẫn (tất cả đều rất đáng yêu) có thể sẽ học được cách áp dụng những điều đáng yêu này để làm cho người khác nghe theo ý của mình, đó chính là sự khéo léo. Khi em bé khóc, tất cả mọi người thường cùng chạy đến - đây không phải luôn là điều hay cho cả người chạy đến lẫn em bé.
Dù vậy, thỉnh thoảng trẻ có thể cảm thấy mệt mỏi vì là người bé nhất và lựa chọn để từ bỏ vai trò em bé. Những trẻ như vậy sẽ trở lên quyết đoán để tìm ra con đường tới đích nhanh nhất, vượt trội hơn so với những người anh chị em của mình, khi dương cao khẩu hiệu "Để cho tôi đi nào". Trẻ sẽ trở thành người đạt được thành công lớn trong gia đình.
Một vài lưu ý thận trọng liên quan đến thứ tự sinh
Bất kỳ đứa trẻ nào, ở bất kỳ thứ tự sinh nào đều có thể bị làm hư hỏng. Thậm chí bạn có thể bắt gặp trường hợp trẻ bị làm hư chỉ với một nụ cười chế giễu. Nhưng việc làm hư trẻ không phải là mới lạ. Lý do là tự nó đã có trên thế giới này. Jane Griffith nói rõ ràng điều này cho chúng tôi biết rằng: "Khi chúng ta nói một quả cam hay một miếng thịt bị hỏng, có phải là chúng ta đang nói nó đã bị hỏng rồi không? Chúng ta có muốn làm hư hỏng đứa trẻ không?" Việc làm hư hỏng một đứa trẻ thật sự đa dạng. Việc này thường được bào chữa bằng một loạt những lý do như thế giới hiếm khi thực sự công bằng. Nhưng có thể khẳng định việc nuông chiều thái quá hay dung túng luôn là nguyên nhân gây nên sự sa ngã.
Bất kỳ đứa trẻ nào, ở bất kỳ thứ tự sinh nào đều có thể bị làm hư hỏng. Thậm chí bạn có thể bắt gặp trường hợp trẻ bị làm hư chỉ với một nụ cười chế giễu. Nhưng việc làm hư trẻ không phải là mới lạ. Lý do là tự nó đã có trên thế giới này. Jane Griffith nói rõ ràng điều này cho chúng tôi biết rằng: "Khi chúng ta nói một quả cam hay một miếng thịt bị hỏng, có phải là chúng ta đang nói nó đã bị hỏng rồi không? Chúng ta có muốn làm hư hỏng đứa trẻ không?" Việc làm hư hỏng một đứa trẻ thật sự đa dạng. Việc này thường được bào chữa bằng một loạt những lý do như thế giới hiếm khi thực sự công bằng. Nhưng có thể khẳng định việc nuông chiều thái quá hay dung túng luôn là nguyên nhân gây nên sự sa ngã.
Dù bất cứ lý do gì thì bạn hãy luôn ghi nhớ rằng, những quyết định của một người về những trải nghiệm ban đầu đều được hình thành, và ghi nhớ trong tiềm thức. Mỗi đứa trẻ sẽ lựa chọn thái độ sống cho riêng mình dựa trên quan điểm riêng của chúng. Mỗi đứa trẻ sẽ mang theo mình những điểm mạnh vốn có (ưu điểm), cũng như là những tính cách ít được phát triển hay cần được phát triển hơn (nhược điểm). Bằng việc nắm rõ đặc điểm thứ tự sinh của con, bạn có thể tìm ra nhiều phương thức để mở rộng thêm cách bé trải nghiệm thế giới.
Teema là đứa em bé nhất trong gia đình, và có 3 người anh chị lớn hơn. Francie, mẹ của Teema đã rất ngạc nhiên về quan điểm của Teema với thế giới xung quanh, khi cô dẫn bé mang theo một ít bánh và sô-cô-la, đi cho những con vịt trời ăn ở một cái hồ gần nhà. Lúc đó Teema chưa đến 3 tuổi. Trong thời gian ở bên ngoài đó, Teema đã nói chuyện với mẹ về việc ném bánh mỳ cho vịt ăn của chị gái mình - Angie (5 tuổi); bé cũng cho rằng người chị Sophie (8 tuổi) thích cho vịt ăn nhất; và cũng tuyên bố rõ ràng với mẹ rằng anh trai Jonas (10 tuổi) có thể "bơi giống như vịt".
Cô bé cũng cứ khăng khăng đòi gói lại nửa cái bánh đã ăn trong một cái khăn ăn để mang về cho Angie. Teema cũng đã quá quen với việc nhận thấy chính bé cũng như một trong số anh chị của mình, không phải là người duy nhất cùng sẻ chia những khoảng thời gian rảnh rỗi với mẹ. Francie đơn giản là đã không hề nhận ra rằng hiếm khi mà Teema không làm những việc đó mà không có ít nhất một trong số các anh chị của bé cùng làm. Francie đã quyết định cho Teema có nhiều trải nghiệm như vậy hơn, để mở mang nhận thức cùa bé về thế giới và vai trò duy nhất của bé trong đó.
Thứ tự sinh thì không hề quyết định bé sẽ là ai, nhưng điều đó sẽ giúp bạn nhìn thấu những giá trị bên trong các quyết định mà bé đưa ra - và tại sao bé cư xử, hay không cư xử theo cách này, hay cách khác. Thứ tự sinh tạo ra cánh cửa đầu tiên đưa bé tới với thế giới của chúng ta.